Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

CÓ NÊN SỬ DỤNG ĐƯỜNG HÓA HỌC ?

23/07/2020 3571 lượt xem

Đường hóa học còn được gọi chất tạo ngọt nhân tạo hay chất ngọt tổng hợp, là chất không có trong tự nhiên hoặc có nguồn gốc tự nhiên, chúng không có bất kỳ một giá trị dinh dưỡng nào. Đường hóa học thường thường được dùng để thay thế đường tự nhiên vì chúng có vị ngọt rất cao, có thể gấp vài chục lần hoặc vài trăm lần so với đường kính (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường). 

Đường hóa học rất dễ hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phân biệt với đường mía. Tuy nhiên, khi ăn phải thực phẩm có đường hóa học, thường sẽ cảm nhận được vị ngọt gắt, hơi chát và hơi đắng. Vì vậy, người bán thường dùng thêm đường mía khi chế biến để thực phẩm được ngọt, ngon hơn và đỡ đắng. 

Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy đường hóa học được sử dụng trong nhiều mặt hàng khác nhau: Nước mắm, nước tương, đường ăn kiêng, bánh ăn kiêng, kẹo cao su, nước giải khát…

Hiện nay, trên thị trường tồn tại rất nhiều chất tạo ngọt có nguồn gốc hóa học không được phép sử dụng hoặc giới hạn lượng sử dụng theo quy định của Bộ Y tế. Một trong những chất tạo ngọt có nguồn gốc hóa học là Sodium Cyclamate – một loại đường hóa học không được phép lưu hành tại việt Nam vì tác hại của nó có thể gây ung thư gan, ung thư phổi, dị bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền, ... Ngoài ra còn có các loại đường hóa học được phép sử dụng khác như: Saccharine, Acesulfam K, Aspartame, Cyclamate, Sorbitol, Xylitol,… nhưng vẫn phải dùng trong giới hạn cho phép.

Người tiêu dùng cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm, thức uống hàng ngày, nên sử dụng các loại thực phẩm có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn chế ăn ở các quán hàng ven đường để đảm bảo sức khỏe.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư về việc Quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm nói chung trong đó có việc sử dụng các chất tạo ngọt có nguồn gốc hóa học làm phụ gia thực phẩm tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ban hành ngày 30/08/2019.

Hiện nay, tại Trung tâm tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận với đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại đã có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong việc phân tích định tính, định lượng các loại đường hóa học như: Aspartame, acesunfam potassium, saccharin,… trong thực phẩm. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thử nghiệm về phụ gia thực phẩm nói chung và chất bảo quản, chất tạo ngọt nói riêng. Vui lòng liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để được tư vấn và hướng dẫn.

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

Địa chỉ: 04 Nguyễn Hội – P.Phú Trinh – TP.Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0252 3822390; 0252 3699699

Website: tdcbinhthuan.vn

Thùy Linh 

Bài viết cùng chuyên mục
  • CHẾ TẠO CẢM BIẾN ĐO PH TRONG NƯỚC MƯA

    Nhóm tác giả ở Trung tâm Nghiên cứu triển khai thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM đã nghiên cứu, thiết kế và chế cảm biến đo pH, có thể ứng dụng trong việc xây dựng các trạm quan trắc nước mưa tự động.
  • ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT HỖ TRỢ CHO VIỆC TRỒNG TRỌT HIỆU QUẢ

    Kiểm tra, phân tích đất để xác định hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất trước khi bắt đầu một mùa vụ là bước quan trọng đầu tiên mà bất cứ nhà nông hay nhà nghiên cứu về nông nghiệp nào cũng cần phải làm. Từ đó có cơ sở để đưa ra kế hoạch bón phân tối ưu cho từng giai đoạn của các loại cây trồng. Bên cạnh đó cũng giúp người nông dân quản lý tốt dinh dưỡng có trong đất, tạo môi trường sống lý tưởng cho cây trồng phát triển đạt năng suất cao.
  • HƠN 4.000 HÓA CHẤT NGUY HIỂM CÓ TRONG CÁC SẢN PHẨM NHỰA

    Sau một năm rà soát các báo cáo và cơ sở dữ liệu quản lý của nhiều quốc gia, nhóm nghiên cứu do Hội đồng nghiên cứu Na Uy tài trợ đã biên soạn danh sách hơn 16.000 hóa chất xuất hiện trong các sản phẩm nhựa bao gồm cả nguyên liệu thô và chất phụ gia, chẳng hạn như chất ổn định và chất tạo màu.
  • NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN LƯU Ý VỀ THỜI HẠN SỬ DỤNG THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP

    Đóng hộp là cách tuyệt vời để kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, nhưng cụ thể từng loại đồ hộp để được bao lâu lại là điều khiến nhiều người tiêu dùng băn khoăn.
  • MÀNG LỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ NẤM CÓ THỂ GIÚP DỌN SẠCH VẾT DẦU LOANG

    Khi cần dọn sạch vết dầu loang trên biển, tốt nhất nên sử dụng loại vật liệu có thể tách dầu khỏi nước biển để đạt hiệu quả cao. Mới đây, các nhà khoa học đã tạo ra một loại màng lọc hữu cơ mới có nguồn gốc từ nấm sò, có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ này. Công trình nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Journal of Materials Chemistry gần đây.
  • AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

    Làm việc trong không gian hạn chế là một trong những công việc vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tỉ lệ tai nạn lao động cao nhất. Hằng năm có rất nhiều người lao động bị thương và thiệt mạng khi làm việc trong không gian làm việc hạn chế. Ước tính chỉ có khoảng 60% các trường hợp rủi ro được cứu hộ.
  • TẠI SAO PHẢI HIỆU CHUẨN CÂN ĐỊNH KỲ

    Hiệu chuẩn cân định kỳ được thực hiện bởi một đơn vị có uy tín và được công nhận sẽ mang lại những lợi ích
  • KÝ HIỆU TRÊN SẢN PHẨM LÀM BẰNG NHỰA PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ AN TOÀN

    Nhựa là một loại chất liệu nhân tạo được tạo ra thông qua quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất chai, đồ gia dụng và đồ chơi. Với tính chất nhẹ và chắc chắn, nhựa có thể được đúc thành nhiều hình dạng và độ dày khác nhau.
Top