Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

YÊU CẦU VỀ CHIẾU SÁNG BÊN NGOÀI CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT

25/12/2024 15 lượt xem

Hệ thống chiếu sáng các công trình công công và hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Hệ thống chiếu sáng các đường giao thông, đường phố, các nút giao thông, đường và đường hầm dành cho người đi bộ; các đoạn đường đi qua khu vực dân cư, các khu giao cắt, các trạm nghỉ, trạm xăng của đường cao tốc. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài các khu trung tâm, các khu vực vui chơi công cộng, các quảng trường, công viên và vườn hoa, các công trình thể dục thể thao ngoài trời, các công trình kiến trúc, tượng đài tiêu biểu thuộc đô thị hoặc nông thôn.

Hiện nay, hệ thống chiếu sáng các công trình công cộng ngoài việc phải đảm bảo điều kiện tiện nghi lao động, sinh hoạt của con người, nâng cao giá trị thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc, cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn phải tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi thiết kế hệ thống chiếu sáng các công trình công cộng cần phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 13608:2023 do Hội Chiếu sáng Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cần tuân thủ trong tính toán thiết kế mới, xây dựng, cải tạo và kiểm tra đánh giá các hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật (ưu tiên cho sử dụng các nguồn sáng LED, các công trình thiết kế mới chỉ sử dụng nguồn sáng LED). Tiêu chuẩn này không áp dụng trong thiết kế chiếu sáng các vườn có chức năng (vườn thú, vườn bách thảo...), ga tàu hoả và bến đợi, cảng hàng không.

Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm:

- Các chỉ tiêu định lượng và chất lượng chiếu sáng theo quy định hiện hành;

- Nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng sử dụng cho hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn hiện hành, tương ứng với đối tượng được chiếu sáng;

- Độ tin cậy của các thiết bị chiếu sáng trong quá trình hoạt động;

- Sự an toàn cho người vận hành và dân cư, an ninh và trật tự an toàn xã hội;

- Thuận tiện điều khiển các hệ thống chiếu sáng và thiết bị chiếu sáng;

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Có hiệu quả về kinh tế, bao gồm kinh phí lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và thay thế.

Ngoài ra, các thiết bị và vật liệu sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng ngoài việc phải tương ứng với các yêu cầu trong các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng, đồng thời phải tương ứng với các điều kiện kỹ thuật, mạng lưới điện áp và các điều kiện môi trường xung quanh.

- Các thiết bị chiếu sáng được sử dụng cần phải có hiệu quả sử dụng điện năng cao, độ bền và khả năng duy trì các đặc tính quang học trong điều kiện làm việc ngoài trời tốt - có cấp bảo vệ IP tối thiểu.

- Thiết kế cấp điện cho hệ thống chiếu sáng phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng hiện hành.

- Thiết bị chiếu sáng và các thiết bị đi kèm (đèn, cột đèn, tủ điện) phải có tính thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Khi thiết kế chiếu sáng cho một đối tượng hay một khu vực cụ thể cần lưu ý đến đặc điểm và yêu cầu chiếu sáng của các khu vực phụ cận để tránh gây ra hiện tượng “ô nhiễm ánh sáng” đối với những khu vực này.

- Chiếu sáng các cảnh quan kiến trúc vào ban đêm cần phải thực hiện theo quy hoạch và tập trung vào các loại công trình.

- Thiết kế chiếu sáng bên ngoài các công trình kiến trúc, tượng đài phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Thùy Duyên.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top