Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

XỬ LÝ AMONI VÀ NITRIT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẲNG CHẾ PHẨM SINH HỌC

12/10/2022 525 lượt xem

           Hiện nay, trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng trong sản lượng đánh bắt, ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu gia tăng về thực phẩm thủy sản.

          Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, để sản xuất 1kg thủy sản sống cần dùng 1 - 2kg thức ăn khô giàu protein, thành phần nitơ chiếm tới 56 - 88g/kg thức ăn. Tuy nhiên, chỉ 25% lượng nitơ này được chuyển hóa thành sinh khối cho vật nuôi, 75% thành phần nitơ sẽ bị dư thừa trong môi trường nước nuôi thủy sản.

          Như vậy, hàng năm, theo tính toán, tổng lượng nitơ xả thải ra môi trường từ hoạt động nuôi trồng thủy sản vượt quá 2,8 triệu tấn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nitơ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe động vật thủy sản.

           Các hợp chất nitơ chính tồn tại trong môi trường nước nuôi thủy sản là amoni, nitrit và nitrat. Chúng là những hợp chất gây độc cho cá, động vật thân mềm, giáp xác và cực kỳ độc cho tôm. Các hợp chất nitơ vô cơ này nếu không được xử lý sẽ tăng lên theo cấp số nhân trong suốt thời vụ.

           Chỉ với hàm lượng NH4+ (amoni) 0,425mg/L trong môi trường nước có thể gây độc cho tôm, cá và các động vật thuỷ sinh khác. Khi nhiệt độ và pH trong môi trường tăng cao, NH4+ sẽ chuyển thành NH3 (amoniac), là chất rất độc dù chỉ liều lượng rất nhỏ 0,1mg /L. Nếu NH3 tăng cao sẽ tăng tỷ lệ tử vong và dẫn đến chết hàng loạt do dễ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh như Vibrio alginolyricus và không còn khả năng chống chịu.

          Để giảm thiểu các hợp chất nitơ gây ô nhiễm trong môi trường nuôi trồng thủy sản và đảm bảo chất lượng thủy sản, các chế phẩm sinh học được đặc biệt chú trọng để áp dụng do tính thân thiện với môi trường và bảo vệ chất lượng an toàn nguồn thực phẩm thủy sản. Công nghệ được áp dụng chủ yếu là công nghệ nitrat hóa – khử nitrat với sự tham gia của các nhóm vi khuẩn tự dưỡng, dị dưỡng và hình thành các chế phẩm sinh học để bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, các vi sinh vật khử nitrat – nitrit có thể hoạt động trong điều kiện hiếu khí nên hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự cung cấp oxy cho động vật thủy sản trong suốt quá trình nuôi.

           Những năm gần đây, ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu thủy sản về chế phẩm sinh học cũng đã được áp dụng để cải thiện chất lượng môi trường nuôi trồng thủy sản nhưng những chế phẩm đó vẫn chưa ổn định trong việc loại bỏ các hợp chất nitơ. Bên cạnh đó, trên thị trường còn xuất hiện các sản phẩm ngoại nhập, tuy nhiên, nhiều sản phẩm chưa hiệu quả do khác nhau về điều kiện khí hậu, thủy văn, nguồn gốc chủng giống,... một số khác có hiệu quả xử lý tốt nhưng giá thành cao. Vì vậy, người nuôi trồng thủy hải sản cần cân nhắc lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp với điều kiện nuôi trồng của trang trại để đạt được chất lượng tốt nhất.

Thùy Duyên.

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top