Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

VẤN NẠN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

08/03/2022 458 lượt xem

Ô nhiễm không khí hiện là nguy cơ môi trường lớn nhất dẫn đến tử vong sớm, mỗi năm có hơn 6 triệu ca tử vong do đau tim, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh hô hấp. Số người tử vong do ô nhiễm không khí nhiều hơn số người tử vong vì bệnh AIDS, lao và sốt rét cộng lại.

Những người dễ bị tổn thương nhất về sức khỏe gồm trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền, cộng đồng người thiểu số, những người có thu nhập thấp và ảnh hưởng kinh tế do các ngày nghỉ làm bởi phơi nhiễm với không khí ô nhiễm.

Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với một số chất ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí phế thủng, nhiều hơn với việc hút một bao thuốc lá mỗi ngày; ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, năng suất của người lao động và thậm chí cả hoạt động của thị trường chứng khoán.

Cách tốt nhất để đưa ra các giải pháp, điều quan trọng đó là hiểu rõ hơn về các mối đe dọa vô hình này. Những gì chúng ta thường nghĩ về ô nhiễm không khí chỉ là hỗn hợp các hạt nhỏ, bao gồm các loại:

Hạt bụi mịn - Vật chất hạt (Particulate Matter-PM10, PM2.5)

Vật chất hạt (PM) được tạo thành từ các hạt nhỏ trong không khí như bụi, khói và các giọt chất lỏng. Phần lớn bụi mịn ở các khu vực thành thị được hình thành trực tiếp từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch của các nhà máy điện, ô tô, thiết bị đường thủy, hàng không, đường sắt…và các cơ sở công nghiệp. Các nguồn khác là bụi, khí thải diesel và sự hình thành hạt thứ cấp từ khí ga và dung môi.

Bụi thô (PM10, các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 micromet) được biết là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe ở mũi và đường hô hấp trên. Các hạt mịn (PM2.5, các hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) xâm nhập sâu hơn vào phổi và gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, hen suyễn và viêm phế quản, cũng như tử vong sớm do bệnh tim, bệnh phổi và ung thư. Các nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm với PM2.5 ở mức cao có thể làm giảm sự phát triển não bộ ở trẻ em.

Carbon đen (BC)

Carbon đen là một trong những thành phần của vật chất dạng hạt và sinh ra từ nhiên liệu đốt (đặc biệt là dầu diesel, gỗ và than). Hầu hết các quy định về ô nhiễm không khí đều tập trung vào PM2.5, nhưng việc tiếp xúc với carbon đen cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe. Những người có mức độ phơi nhiễm carbon đen cao hơn trong thời gian dài có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn. Ngoài ra, carbon đen có liên quan đến tăng huyết áp, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản và một số loại ung thư.

Ôxít nitơ (NO và NO2)

Nitơ oxit (NO) và nitơ đioxit (NO2) được phát sinh từ hoạt động giao thông. NO được chuyển đổi nhanh chóng thành NO2 trong không khí. Mật độ giao thông dày đặc làm cho NOx (sự kết hợp của NO và NO2) được hình thành ở nồng độ cao và có thể làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn và viêm phế quản, đồng thời có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Ôzôn (O3)

Tầng Ôzôn trong khí quyển có thể bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ tia cực tím. Nhưng ôzôn ở tầng mặt đất (được gọi là sương mù) là một chất gây kích ứng mạnh đường hô hấp. Ôzôn được hình thành trong khí quyển thông qua các phản ứng của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các oxit nitơ, cả hai đều hình thành bởi quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Tiếp xúc với Ôzôn  có thể làm trầm trọng thêm các bệnh phổi hiện có, nghiên cứu cho thấy nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn có thể gây đau ngực, ho và rát họng, nếu tiếp xúc thời gian dài hơn có thể dẫn đến suy giảm chức năng thông khí phổi và có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Lưu huỳnh đioxit (SO2)

SO2 phát sinh do đốt nhiên liệu hóa thạch có chứa lưu huỳnh; khai thác và nấu chảy kim loại; động cơ tàu và thiết bị diesel, thiết bị hạng nặng đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh. Sulfur dioxide gây kích ứng mắt, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Nạn phá rừng được cho là một trong những nguyên nhân gây phát thải khí SO2 và gây ra mưa axit khi SO2 kết hợp với H2O.

Ô nhiễm môi trường không khí hiện nay chủ yếu do tác động của con người:

+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

../Desktop/Unknown.jpg

+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4

+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh./.

                                                                                       CT.

Bài viết cùng chuyên mục
Top