Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 111/2021/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

03/03/2022 698 lượt xem

           Ngày 09/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2022.

          Nghị định 111/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa cụ thể: Điều 1, Điều 2, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 15, Điều 16 và Điều 24 tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP; đồng thời, bải bỏ Khoản 2 Điều 8, Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP; bải bỏ nội dung quy định đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam” quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP; bải bỏ phụ lục I, Phụ lục IV, Phụ lục V tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP và thay thế bằng Phụ lục I, Phụ lục IV, Phụ lục V Nghị định 111/2021/NĐ-CP.

          Nội dung nổi bậc trong Nghị định 111/2021//NĐ-CP:

          1. Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung:

          “Trường hợp không xác định được xuất xứ hàng hóa thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa”.

          “Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này”.

          “Trường hợp do kích thướt của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này (tức là phải ghi: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa) trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này (các nội dung bắt buộc khác) được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó”.

          2. Sửa đổi khoản 3 Điều 12. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhận chịu trách nhiệm về hàng hóa:

          “Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, các nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chưc, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa”.

          “Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu”.

          3. Bổ sung khoản 3 Điều 15. Xuất xứ hàng hóa:

          “Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm từ hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”, “đóng chai tại”, “phối trộn tại”, “hoàn tất tại”, “đóng gói tại”, “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa”.

(Đính kèm Nghị định 111/2021/NĐ-CP)

Hữu Tâm.

Bài viết cùng chuyên mục
Top