Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

TÁC HẠI CÁC CHẤT Ô NHIỄM ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

01/12/2021 537 lượt xem

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của mô trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khoẻ con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường. Dưới đây là một số chất ô nhiễm có tác hại đến sức khoẻ con người như sau:

            - Carbon monoxide (CO) được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ như xăng, dầu khí, than củi... Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang, mao mạch và rau thai. 90% lượng CO hấp thụ sẽ kết hợp với Hemoglobin tạo thành Cacboxy-hemoglobin làm kiềm chế khả năng hấp thụ ôxy của hồng cầu. Các tế bào máu này sẽ bị vô hiệu hóa, không mang được ôxy tới các mô của cơ thể. Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, cơ quan như thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, đặc biệt là các cơ quan tổ chức tiêu thụ ôxy cao như não, tim và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi... Gây nhức đầu, suy nhược cơ thể, chóng mặt, ăn không ngon, khó thở, rối loạn cảm giác.

            - Sulphur dioxide (SO2) là độc tính chung của SO2 thể hiện sự rối loạn chuyển hóa prôtêin và đường, thiếu vitamin D và C, ức chế enzym oxidaza. Sự hấp thu một lượng SO2 lớn có khả năng gây bệnh cho hệ thống tạo huyết và tạo ra methemoglobin. SO2 là chất khí gây kích thích mạnh đường hô hấp, khi hít thở phải khí SO2 thậm chí ở cả nồng độ thấp có thể gây co thắt các loại sợi cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen...

            - Nitrogen dioxide (NO2) là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa nitơ ở nhiệt độ cháy cao. NO2 là chất ô nhiễm nguy hiểm, tác hại mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người bị bệnh hen. Tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh đường hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng...

            - Bụi: Dựa vào kích thước hạt bụi người ta chia bụi thành bụi toàn phần (TSP-Total Suspended Particulate) có đường kính khí động học dưới 50m. Bụi PM10 (PM- Particulate Matter) có đường kính khí động học dưới 10m. Hầu hết những hạt bụi có đường kính từ 5-10m xâm nhập và lắng đọng ở đường hô hấp giữa. Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt. Bụi có thể gây các bệnh ở đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư...

            - Ozone (O3) được hình thành khi các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) phản ứng với NOx dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Ozone có thể gây tổn thương các mô và tế bào cơ thể. Có thể làm giảm chức năng phổi, gây tức ngực, ho, khó thở.
Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng nhất là benzen, toluene và xylene... Benzen có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao hoặc mạn tính biểu hiện rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, kích thích da. Benzen cũng có thể là tác nhân gây suy tủy và ung thư máu. /.

Tâm Hũu

Bài viết cùng chuyên mục
Top