Sử dụng thịt lợn an toàn giữa dịch tả lợn Châu Phi
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) cho thấy, tính đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 5.422 xã, 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố; tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 3,3 triệu con. Hiện, cả nước chỉ còn duy nhất tỉnh Ninh Thuận chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Riêng Bình Thuận đã công bố dịch vào ngày 7/6/2019 sau khi phát hiện hai ổ dịch tả lợn châu Phi ở hai huyện Tánh Linh và Đức Linh, đến ngày 11/6 tiếp tục phát hiện một ổ dịch tại Thị xã Lagi.
Là một trong những nguồn thực phẩm chính cung cấp nguồn đạm và nhiều axit amin thiết yếu cho sức khỏe con người trong bữa ăn hàng ngày Vậy làm sao để có nguồn thịt chất lượng, đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe là điều người tiêu dùng quan tâm.
Với tình hình dịch tả lợn châu Phi lan rộng như hiện nay, các bà nội trợ lựa chọn nguồn cung cấp đạm khác thay thế cho thịt lợn như thịt bò, thịt gà vịt, thủy hải sản,…
Tuy nhiên, để đa dạng cho bữa ăn hàng ngày, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng thịt lợn sạch, không bị nhiễm bệnh. Người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt được thịt bị dịch bệnh và thịt sạch không dịch bệnh nhờ vào màu sắc và mùi. Thịt sạch có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường, khi dùng ngón tay ấn vào không bị lõm, không bị dính, rỉ nước và chắc. Thịt bị dịch bệnh có màu thâm xỉn không tươi tắn, thịt không dính tay mà rất bã, có mùi khó chịu.
Trong trường hợp chọn thịt lợn làm thực phẩm, nên lưu ý chọn thịt lợn được chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ và lợn không bị nhiễm bệnh.
Bệnh dịch lợn tả châu Phi có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Dịch tả lợn châu Phi không lây truyền trực tiếp sang cho con người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt,...Khi Lợnbị nhiễm bệnh tả châu Phi thì sẽ có nguy cơ nhiễm thêm các bệnh khác như lợn tai xanh, cúm,… đây chính là đầu mối nguy hiểm sức khỏe con người nếu ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh.
Con người khi ăn phải thịt nhiệm bệnh tả châu Phi có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi sử dụng các sản phẩm tái, chưa được nấu chín kỹ. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe trong mùa dịch, người tiêu dung nên đảm bảo việc ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn tái hoặc tiết canh từ lợn; không tới những khu chăn nuôi lợn nhất là khu vực có lợn bị dịch. Khi thấy lợn chết phải báo ngay với chính quyền địa phương./.
Minh Toàn