Những lý do không bao giờ nên sử dụng đồ nhựa để bảo quản thực phẩm
(VietQ.vn) - Đồ dùng nhựa vẫn được ưa chuộng bởi sự tiện lợi, đặc biệt là trong bảo quản thực phẩm, tuy nhiên, việc sử dụng chúng lại vô cùng độc hại và gây nguy hiểm cho cả sức khỏe và môi trường xung quanh.
Dường như bằng cách này hay cách khác, thực phẩm luôn tiếp xúc với nhựa. Từ túi hoặc gói đi kèm để lưu trữ thức ăn thừa trong hộp nhựa, con người sử dụng nó liên tục trong đời sống hàng ngày. Nhưng ngay cả trước khi mua thực phẩm từ kệ hàng tạp hóa, nó vẫn được xử lý trên thiết bị nhựa, vận chuyển trong hộp và những miếng lót nhựa.
Một sản phẩm được sử dụng phổ biến và rộng rãi chắc chắn phải an toàn đối với người dùng, nhưng tiếc là đồ dùng nhựa hoàn toàn không. Các hóa chất trong nhựa có thể ngấm vào thực phẩm và các nhà sản xuất cũng không tiết lộ bất cứ loại hóa chất nào mà họ sử dụng.
Có nhiều dấu hỏi lớn về sự an toàn của những loại nhựa khác nhau, nhưng có một chất phụ gia phổ biến trong nhựa mang tên BPA (bisphenol A) có thể phá vỡ hệ thống nội tiết và liên quan đến việc gây các vấn đề về hành vi, ung thư và bệnh tim.
Nhựa chắc chắn làm cho cuộc sống thuận tiện hơn, nhưng dư vị đắng của thực phẩm đã được lưu trữ bằng đồ nhựa trong một thời gian dài khiến cho mọi người nhận biết về điều gì đó không tốt của việc lạm dụng đồ nhựa. Có nhiều vấn đề về sự phụ thuộc của con người vào nhựa và sau đây là những lý do thuyết phục để phá vỡ thói quen sử dụng nhựa, đặc biệt là sử dụng nhựa để đựng hay bảo quản thực phẩm.
BPA
Có nhiều loại nhựa khác nhau và tất cả chúng đều được mã hóa bằng một con số. Người tiêu dùng sử dụng những con số này để xác định xem một loại nhựa cụ thể có thể tái chế được hay không. Đối với các nhà sản xuất, những con số biểu thị một "công thức" cụ thể. Nhựa số 7 là nhựa polycarbonate cứng, và có chứa BPA.
BPA tích tụ trong cơ thể con người theo thời gian, phá vỡ hệ thống nội tiết cũng như làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh chết người như ung thư và bệnh tim. Trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh và thai nhi, đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi BPA đã ngấm vào thức ăn. Đó là lý do tại sao gần đây luôn có một sự thúc đẩy cấm BPA trong những thứ như bình sữa và ly sippy (ly sippy là những chén đào tạo gồm có nắp vặn hoặc nắp bật và vòi nước cho phép trẻ sơ sinh uống mà không cần đổ chất lỏng).
Nhưng BPA xuất hiện nhiều nơi hơn thế và có những nơi người dùng không hề hay biết. BPA có trong giấy biên nhận, lon soda, đĩa DVD và cốc cà phê cách nhiệt. Hãy tìm nhãn không có BPA trên càng nhiều sản phẩm càng tốt để hạn chế tiếp xúc với hóa chất này.
Phthalates
Nhựa mềm xuất hiện trong tất cả các loại đồ chơi trẻ em
Đây là một tin xấu đối với trẻ nhỏ. Nhựa mềm xuất hiện trong tất cả các loại đồ chơi trẻ em được sản xuất với phthalates để giữ cho sản phẩm dễ uốn. Đó là PVC, hoặc nhựa số 3. Phthalate không liên kết hóa học với PVC, vì vậy chúng dễ dàng bị thấm vào da hoặc bất kỳ thực phẩm nào chúng tiếp xúc.
Các nghiên cứu cho thấy phthalates gây hại cho hệ thống nội tiết và sinh sản của trẻ em đang phát triển và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan. Mùi của PVC gây đau đầu có thể là dấu hiệu về độc tính của nó.
Tương đối khó khăn để tránh hoàn toàn, nhưng một nơi phthalate xuất hiện mà nhiều người không biết, đó là trong các sản phẩm vệ sinh và làm sạch cơ thể. Hãy tìm nhãn dán không phthalate trên những sản phẩm được sử dụng trực tiếp trên da của các thành viên trong gia đình.
Antimon
Chai nước bằng nhựa là một thảm họa môi trường, nhưng nhiều người có thể không nhận ra mối đe dọa mà chúng gây ra cho sức khỏe. Nhựa được sử dụng trong các chai này là PET số 1, và nó sử dụng một hóa chất gọi là antimon làm chất xúc tác. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng antimon làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định toàn bộ rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ antimon trong nước, nhưng chắc hẳn hóa chất này cũng không bị rò rỉ ra khỏi chai nước. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đã được ghi nhận ở những người làm việc với antimon thường xuyên, sau khi hít phải, uống hoặc tiếp xúc trên da với hóa chất hoặc các hợp chất liên quan.
Kháng khuẩn
Chất phụ gia kháng khuẩn đã được thêm vào, củng cố thêm kết luận rằng không có loại nhựa nào an toàn
Loại nhựa tạo nên hầu hết các hộp đựng thực phẩm được gọi là polypropylen (nhựa số 5). Trong một thời gian dài, nhựa số 5 đã được coi là một sự thay thế lành mạnh cho nhựa BPA. Tuy nhiên, gần đây người ta đã phát hiện ra rằng các chất phụ gia kháng khuẩn đã được thêm vào, củng cố thêm kết luận rằng không có loại nhựa nào an toàn.
Đây là một khám phá tương đối mới, và không có nhiều nghiên cứu về tác hại người dùng có thể gặp phải khi sử dụng nhựa số 5. Tuy nhiên, đường ruột cần duy trì sự cân bằng tinh vi của vi khuẩn để hoạt động chính xác, và tiêu thụ các chất phụ gia kháng khuẩn chắc chắn sẽ là mối đe dọa cho điều đó.
Teflon
Teflon là một loại nhựa chống dính được bao phủ trong một số loại nồi và chảo. Tuy không có bằng chứng nào cho thấy Teflon độc hại nếu nuốt phải, nhưng nó có thể giải phóng các hóa chất độc hại ở nhiệt độ rất cao (trên 500 độ). Teflon cũng giải phóng các hóa chất nguy hiểm trong quá trình sản xuất và đào thải.
Teflon cũng được sử dụng trong lớp lót của bao bì không dính cho các mặt hàng như bỏng ngô dùng trong lò vi sóng và hộp đựng thức ăn nhanh.
Về mặt lý thuyết, tiếp xúc với Teflon tương đối ăn toàn, miễn là không nấu thức ăn chín vào nồi có chứa hóa chất này. Nhưng để thực sự an toàn, hãy lựa chọn dụng cụ nấu nướng được làm từ vật liệu đảm bảo - gang và gốm là những lựa chọn tốt hơn cả.
Rò rỉ và di chuyển vi nhựa sang thực phẩm là điều không thể tránh khỏi
Không có cách nào để tránh việc có một chút nhựa rò rỉ hoặc di chuyển vào thức ăn. Ngành công nghiệp hóa chất thừa nhận điều này nhưng nhấn mạnh rằng số lượng rất nhỏ. Những gì họ không có xu hướng đề cập đến là cơ thể không thể xử lý được nhiều loại hóa chất này, thay vào đó chúng chiếm chỗ trong mô mỡ và tiếp tục phát triển tập trung trong nhiều năm.
Nếu không sẵn sàng từ bỏ thói quen lạm dụng đồ nhựa, có một số cách để giảm thiểu phơi nhiễm. Ví dụ, không bao giờ hâm nóng thức ăn bằng nhựa vì điều này làm tăng lượng di chuyển.
Mức độ vi nhựa di chuyển sang thực phẩm cũng tăng dưới ảnh hưởng của thực phẩm mặn, béo hoặc axit. Nếu sử dụng màng bọc thực phẩm, hãy đảm bảo rằng nhựa không chạm vào thực phẩm bằng cách sử dụng tăm để giữ cho màng được nâng cao.
Nhựa gây phá hoại môi trường và xâm nhập vào chuỗi thức ăn
Nhựa không phân hủy sinh học và đang được đào thải ở một tốc độ đáng báo động trong các bãi chôn lấp. Tệ hơn nữa, nhựa có thể ngấm vào đường nước ngọt và đại dương. Một ví dụ đáng chú ý là Great Pacific Garbage Patch (cũng được mô tả là xoáy rác Thái Bình Dương, là một nhóm các mảnh vụn biển ở phía bắc trung tâm Thái Bình Dương), một bộ sưu tập lớn các hạt nhựa trôi nổi, chỉ đại diện cho một trong nhiều hòn đảo rác trên thế giới.
Nhựa không phân hủy sinh học nhưng nó phân hủy thành các hạt nhỏ hơn dưới tác động của mặt trời và nước. Những hạt vi nhựa này bị cá và chim ăn, do đó chúng bắt đầu xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Tất nhiên, ăn quá nhiều thực phẩm độc hại cũng đem đến cho quần thể những loài động vật này nguy cơ giảm số lượng cá thể và đe dọa nhiều loài đến mức tuyệt chủng.
Không dễ để tránh sử dụng nhựa hoàn toàn vì sự phổ biến của nó trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Tuy nhiên, có một số bước dễ dàng có thể thực hiện để giảm thiểu phơi nhiễm. Để bắt đầu, hãy chuyển sang đồ thủy tinh với hộp đựng, bình uống và bình sữa trẻ em. Sử dụng khăn giấy trong lò vi sóng để tránh dây bẩn thay vì dùng màng bọc thực phẩm.
Hãy rửa đồ nhựa bằng tay thay vì cho vào máy rửa chán, và loại bỏ bất kì đồ dùng nhựa nào bị trầy xước hoặc cong vênh. Từ những việc làm đó, con người dần dần có thể giảm sự phụ thuộc vào nhựa, sức khỏe của trái đất và tất cả các sinh vật trên trái đất sẽ cải thiện theo cấp số nhân.
Nguồn:VietQ.vn