Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

NGUY CƠ THỰC PHẨM BỊ NHIỄM NẤM MỐC

06/04/2022 1023 lượt xem

Thực phẩm nhiễm độc là nỗi kinh hoàng của mọi người bởi ảnh hưởng nghiêm trọng của nó gây ra. Một trong các loại độc tố có khả năng phát triển nhanh là độc tố nấm mốc. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thực phẩm nhiễm độc tố nấm mốc. 

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRyljZ0NtMi5s58Bu492jZMflsSWDy52TJZYEBy2Yki-S8LfK-d https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTEuRhcCNw40KpQiRAJNb5sy90tsYW8RcoS8MHR9gs17MxkNN8pWlDJ-g

Nấm mốc là từ gọi thông thường để chỉ nấm mốc và nấm men. Nấm men phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên, nhiều nhất là trong môi trường có chứa đường, thực phẩm có vị chua. Phần lớn nấm men là có lợi, được ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như dùng lên men rượu, bia, phô mai, làm bánh mì...

Nấm mốc, có trên 50 loại có hại, vì chúng có khả năng sinh ra độc tố mycotoxin. Đặc biệt là loại nấm mốc Aspergillus parasiticus, A. ochraceus sinh ra độc tố ochratoxin có thể gây bệnh ung thư; Penicillium citricum sinh ra độc tố citrinin và nguy hiểm nhất là Aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin B1 và M1. Theo nhiều nghiên cứu, aflatoxin là chất gây ung thư ở người, đặc biệt là ung thư gan. 

Vào mùa hè, khí trời nồm ẩm thì các loại thực phẩm rau củ quả, dưa cà muối rất nhanh bị thối, hỏng, nhũn nát, mủn, bốc mùi,… Nếu bảo quản kém, thực phẩm sẽ sinh ra các loại nấm như nấm xanh, nấm có mũ,… làm giảm giá trị dinh dưỡng, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc và nguy cơ ung thư cao, nhất là các thực phẩm hạt dễ nhiễm nấm mốc, sinh độc tố gây ung thư.

Các loại nấm mốc này thường có trong các loại hạt có dầu như: lạc, ngô, ngũ cốc, bột mì, bánh kẹo, các loại thuỷ sản khô để lâu. Khi lương thực, thực phẩm bị mốc sẽ có màu xanh lục hay màu vàng nâu. Nấm mốc làm hao hụt thành phần dinh dưỡng và tạo cho sản phẩm có mùi vị khó chịu. Aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao. Vì vậy, khi đem rang lạc, ngô bị mốc ở nhiệt độ rất cao nhưng độc tố vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.

          Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.       

Để đảm bảo an toàn vệ sinh  thực phẩm cho người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất kinh doanh cần chủ động kiểm soát, kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu và thành phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Hiện nay, Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL Bình Thuận đang thực hiện kiểm nghiệm xác định tổng số bào tử nấm men mốc và các độc tố trong thực phẩm.  Các tổ chức, cá nhân có yêu cầu vui lòng liên hệ:

Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL Bình Thuận

Khu dân cư Bắc Xuân An – Phường Xuân An – Tp.Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận

 ĐT: 0252 3822390 - 0908700379

                                                                                                            

                                                                                                            Hữu Tâm.

Bài viết cùng chuyên mục
Top