Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

Nghiên cứu thành phần hóa học của hạt mắc ca (Macadamia integrifolia Maiden & Betcha) trồng tại Lâm Đồng

25/04/2019 1760 lượt xem

Nghiên cứu thành phần hóa học của hạt mắc ca (Macadamia integrifolia Maiden & Betcha) trồng tại Lâm Đồng

Mắc ca là loài cây thuộc họ Proteaceae, có xuất xứ từ Đông Bắc Úc. Chi Macadamia  gồm nhiều loài khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong thương mại.

Những loài cây mắc ca là cây gỗ, trải rộng, thường xanh cao từ 2 – 12 m. Lá có hình bầu dục. Quả của cây Macadamia integrifolia rất khó để bóc lớp gỗ, có nang lông với một đỉnh nhọn và chứa một hoặc hai hạt. Macadamia integrifolia được trồng nhiều ở Úc. Ở Việt Nam, cây mắc ca được trồng nhiều ở Tây Nguyên và được coi là cây công nghiệp mới, có giá trị cao, đem lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng cũng như thành phần hóa học các hợp chất có lợi trong hạt mắc ca Việt Nam chưa được quan tâm nghiên cứu, phân tích.

Vào tháng 2/2018, hạt cây mắc ca (Macadamia integrifolia Maiden & Betche) được thu hoạch tại tỉnh Lâm Đồng và được giám định tên khoa học bởi GS. Hoàng Hòe (Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam) với các kỹ thuật phân tích: Sắc ký khí - khối phổ (GC-MS), Đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), Chiết và phân lập.

Lần đầu tiên hạt mắc ca trồng tại Lâm Đồng đã được tiến hành phân tích một số thành phần hóa học bằng các phương pháp sắc ký, sắc ký khí kết hợp khối phổ và phổ cộng hưởng từ hạt nhân. Từ dịch chiết n-hexan đã bước đầu phân lập và xác định cấu trúc của 4 acid là acid palmitic, nacid palmitoleic, acid stearic và acid oleic. Kết quả này góp phần khẳng định cây mắc ca là cây trồng mới được đưa vào Việt Nam phát triển có chứa thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và có lợi ích kinh tế nông nghiệp.

Nguồn: http://www.duochoc.com.vn

Bài viết cùng chuyên mục
Top