Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

Nghiên cứu gây tranh cãi khơi lại mối liên hệ giữa florua và chỉ số IQ thấp ở trẻ em

14/10/2019 937 lượt xem

Nghiên cứu gây tranh cãi khơi lại mối liên hệ giữa florua và chỉ số IQ thấp ở trẻ em

 

Một nghiên cứu mới từ các nhà nghiên cứu Canada đang khơi lại cuộc tranh luận gây chia rẽ từ lâu xoay quanh mối liên hệ giữa florua và IQ. Nghiên cứu quan sát cho rằng tiếp xúc với florua trong thời kỳ mang thai có thể dẫn tới chỉ số IQ thấp hơn ở trẻ, tuy nhiên nhiều chuyên gia đã nhanh chóng đáp trả, gọi phát hiện là “yếu” và “không có ý nghĩa”.

Description: https://image.dost-dongnai.gov.vn/english/controversial-fluoride-pregnant-child-iq-1.jpg
Một nghiên cứu mới vừa phát hiện ra một mối tương quan giữa hàm lượng flurua trong nước tiểu bà bầu và chỉ số IQ của con người đó được đo vài ba năm sau đó (Ảnh: jurisam/Depositphotos)

Nghiên cứu mới điều tra khoảng 500 cặp mẹ và bé với sự tiếp xúc với florua được đo bằng cách theo dõi hàm lượng trong nước tiểu của bà mẹ khi mang bầu và mức độ sử dụng nước máy tự báo cáo. Chỉ số IQ được đánh giá ở trẻ khi chúng đạt đến độ 3 đến 4 tuổi.

Kết luận tổng quát trong nghiên cứu là mức tăng 1 mg/l trong flurua nước tiểu trong quá trình mang thai có thể có liên hệ với mức giảm 4,5 điểm trong chỉ số IQ của trẻ. Mối liên hệ này chỉ được quan sát thấy ở bé trai còn bé gái thì không có. Theo dõi đầu vào florua tự báo cáo hé lộ rằng đầu vào florua cao hơn 1 mg/l có tương quan với mức giảm 3,7 điểm IQ đối với cả bé trai lẫn bé gái.

Vì tất cả đều là tính toán khoa học nên vấn đề được nhiều người bận tâm và nhiều chuyên gia đang kêu gọi thận trọng khi diễn dịch kết quả thu được. Rất nhiều hạn chế nhanh chóng bị tiết lộ khi nghiên cứu được soi xét kỹ. Stuart Ritchie từ trường King's College London gọi phát hiện là “yếu và sát nút”, chỉ ra ảnh hưởng không nhất quán giữa bé trai và bé gái.

“Trong phân tích đầu tiên, chỉ có kết quả có ý nghĩa thống kê nếu họ tách mẫu thành bé trai và bé gái: ảnh hưởng chỉ tồn tại ở bé trai. Trong phân tích thứ 2, có ảnh hưởng tổng thể nhưng nó không mạnh hơn bé trai so với bé gái. Do đó, 2 kết quả này chưa nhất quán”, Ritchie cho biết.

Thom Baguley từ Đại học Nottingham Trent thẳng thắn gọi kết luận của nghiên cứu “không có ý nghĩa”. Ông cho rằng dữ liệu trong nghiên cứu quá nhiễu đến mức không kết luận có ý nghĩa thống kê nào có thể được rút ra.

“Họ thực sự quan sát thấy một mức giảm nhẹ đối với bé trai và tăng nhẹ chỉ số IQ ở bé gái. Đây là một ví dụ về phân tích nhóm phụ - điều không được khích lệ trong các dạng nghiên cứu này vì gần như luôn có thể xác định được một nhóm phụ nào đó cho thấy có ảnh hưởng nếu dữ liệu bị nhiễu. Ở đây, dữ liệu còn rất nhiễu”, Baguley cho biết.

Một mối bận tâm khác được nêu lên xoay quanh các kết luận của nghiên cứu là mức tăng nhẹ giữa hàm lượng florua của người mẹ và điểm số IQ ở trẻ được ghi lại vài năm sau. Nghiên cứu không tính đến việc tiếp xúc với một loạt chất trong suốt ít năm đầu đời của trẻ. Nhà nghiên cứu chất độc môi trường từ Đại học Leeds Alastair Hay chỉ ra rằng tiếp xúc với chì là một ví dụ về thứ có thể có ảnh hưởng lớn đến IQ của trẻ.

“Mặc dù các tác giả điểu chỉnh số liệu đối với một loạt các chất (gồm cả chì) trong máu người mẹ và cho rằng điều này không có ảnh hưởng đến kế quả nhưng với với tôi, khoảng trống lớn nghiêm trọng là mức độ đa dạng các chất gồm chì mà trẻ nhỏ tiếp xúc từ khi sinh đến lúc đánh giá IQ trẻ ở độ tuổi 3 hoặc 4 tuổi. Chúng ta biết rằng tiếp xúc với chì có ảnh hưởng tàn phá đối với IQ của trẻ và nghiên cứu này không tính đến việc phơi nhiễm chì sau khi sinh”, Hay cho biết.

Nhưng cả các nhà nghiên cứu và tạp chí công bố nghiên cứu dường như nhận thức được bản chất gây chia rẽ của chủ đề này. Biên tập viên Dimitri Christakis của tạp chí JAMA Pediatrics đã gắn kèm ghi chú với bài báo mới, gợi ý đã có sự lưu tâm thêm khi quyết định đăng bài báo đặc thù này.

Christakis viết: “Quyết định đăng bài báo này thật không dễ dàng. Với bản chất của các phát hiện và ý nghĩa tiềm năng của chúng, chúng tôi đã phải suy xét thêm về phương pháp và việc trình bày kết quả nghiên cứu”.

Nhà thần kinh học David Bellinger từ Trường y Harvard cũng nhất trí rằng vẫn chưa dứt khoát bằng bất cứ cách nào và có các hạn chế đã được thừa nhận nhưng ông cũng gợi ý rằng tính độc thần kinh giả thuyết của florua đáng được xem xét nghiêm túc. “Sự xem xét đó là xứng đáng, giả thuyết rằng florua là một chất độc thần kinh phát triển giờ phải được xem xét nghiêm túc”, ông nói.

LH (New Atlas)

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top