Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

KIM LOẠI NHÔM TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

04/07/2024 214 lượt xem

Nhôm là kim loại rất phổ biến trong cuộc sống và là nguyên tố phổ biến thứ ba trong lớp vỏ trái đất sau oxy và silic. Nhìn bề ngoài, nhôm trông giống bạc, có màu trắng bạc, ánh kim.

Trong tự nhiên, Nhôm chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất trong các mỏ quặng, khoáng vật. Nhôm tinh khiết khá mềm, độ dẫn điện, nhiệt cao. Nhờ vậy nó được dùng làm thiết bị trao đổi nhiệt trong công nghiệp và làm dụng cụ nhà bếp, làm tụ điện, lá nhôm rất mỏng (dày 0,005mm) dùng để gói bánh, kẹo và dược phẩm, mạ gương dùng trong kính viển vọng phản chiếu, sản xuất động cơ máy bay, động cơ tàu thủy. Ngoài ra hợp chất của Nhôm có thể ứng dụng trong xử lý nước sinh hoạt và nước thải.

Hầu như trong nước, thực phẩm và không khí đều chứa một lượng Nhôm nhất định. Nó đi vào nguồn nước có thể do thôi nhiễm từ các quặng có chứa nhôm vào nước ngầm, do việc rửa trôi từ đất và đá chứa Nhôm hoặc chất thải công nghiệp, phân bón hoặc thuốc trừ sâu chứa Nhôm vào nước bề mặt.

Đối với nước sạch thì Nhôm có thể tồn tại do các quá trình xử lý nước có sử dụng hóa chất chứa Nhôm, chẳng hạn như việc sử dụng các loại phèn Nhôm để làm trong nước.

Ngoài ra, Nhôm còn tồn tại trong môi trường không khí do hoạt động xả thải từ các làng nghề tái chế nhôm, hoặc từ các hoạt động khai thác mỏ quặng chứa Nhôm.

Nhôm có thể đi vào cơ thể con người từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày qua ăn uống nguồn thực phẩm, nước sinh hoạt và các loại đồ uống khác, qua tiếp xúc với dụng cụ chứa thực phẩm có nhôm, v.v hoặc qua sử dụng các loại dược phẩm, như thuốc kháng axit có chứa nhôm.

Khi đi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, qua hô hấp, qua da và đi vào máu thì Nhôm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như các vấn đề về phổi, bệnh Alzheime. Nó cũng có thể tích tụ trong xương, khiến xương trở nên giòn và mềm quá mức, dẫn đến chứng nhuyễn xương, chứng loạn dưỡng xương. Đặc biệt nếu phơi nhiễm Nhôm lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển về xương và thần kinh ở trẻ em. Nhôm cũng được coi là nguyên nhân gây thiếu máu vi mô, giảm sắc tố ở bệnh nhân suy thận mãn tính.

Để hạn chế tối đa việc cơ thể bị nhiễm kim loại Nhôm thì tốt nhất là đối với nước nước ăn uống nên được kiểm tra chất lượng định kỳ tại cơ sở xét nghiệm có uy tín để đảm bảo nguồn nước sử dụng luôn được an toàn. Không dùng đồ nhôm đựng thức ăn quá lâu, qua đêm, nhất là thức ăn nóng. Không dùng đồ nhôm muối dưa, nấu canh chua, đánh trứng, làm nem, nấu mặn…không dùng đồ nhôm tái sử dụng mà không rõ nguồn gốc.

Hiện nay, tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận, với đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại đã triển khai thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng trong nước nói chung, trong đó có Nhôm và các kim loại nặng khác. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thử nghiệm vui lòng liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để được tư vấn và hướng dẫn. 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

Địa chỉ: Khu dân cư Bắc Xuân An – P. Xuân An – TP. Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0252 3822390 – 0908 700379

Website: tdcbinhthuan.vn

Email: trungtamtdc.binhthuan@gmail.com

Văn Tình  

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top