Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

KIỂM SOÁT KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

11/09/2020 4158 lượt xem

Kháng sinh hay trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

Kháng sinh có vai trò quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản. Kháng sinh được sử dụng để kiểm soát môi trường, phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi, sau đó lại dùng kháng sinh để bảo quản thủy sản, dẫn tới tồn động dư lượng kháng sinh trong vật nuôi là khá cao.

Các loại thuốc kháng sinh thường sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản bao gồm:

Nhóm Sulfonamid: Bao gồm các tác nhân kháng khuẩn có tác dụng kìm hãm hoạt động của axit folic và có thể hình thành tác dụng hiệp đồng (synergism).

Nhóm Tetracycline: Là một nhóm gồm nhiều kháng sinh chủ yếu có tác dụng kìm hãm vi khuẩn có trong tự nhiên. Chúng làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein trong cả các vi khuẩn Gram âm (-) và vi khuẩn Gram dương (+).

Nhóm Quinolone: Chúng có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn Gram (+). Tác dụng kháng khuẩn bao gồm cả tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn do chúng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc xoắn của ADN trong vi khuẩn.

Erythromycin: Được sử dụng rộng rãi trong nuôi cá hồi, nó là loại thuốc rất hiệu quả để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Chloramphenicol: Theo "Sổ tay nuôi tôm", chloramphenicol được sử dụng với hàm lượng 2-10 ppm để tắm cho tôm khi tôm bị bệnh do nấm (như bệnh nấm đen mang, bệnh nấm thùy mi) nó còn dùng để chữa nhiễm khuẩn máu cho cá, phun vào nước để chữa bệnh phát sáng (dùng kết hợp với bactrim), chữa bệnh đỏ dọc thân ấu trùng, trộn với thức ăn để trị bênh đốm nâu (tôm càng xanh), và bệnh mòn vỏ kitin. Bên cạnh đó, cloramphenicolcòn được sử dụng trong chế biến và bảo quản thuỷ sản.

Mặc dù thuốc kháng sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chống lại nhiều bệnh tật cho con người và các loài động vật thủy sinh nhưng do việc lạm dụng, sử dụng bừa bãi, không đúng cách và quá liều lượngcác loại thuốc kháng sinh nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc (antibiotic resistence) và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt thuỷ sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Hơn nữa việc sử dụng kháng sinh không đúng cách còn gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Để kiểm soát tốt hơn việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, cần thực hiện một số bước như: Tăng cường an toàn sinh học, hạn chế các mầm bệnh trong khuôn viên nuôi trồng, tích cực tổ chức các buổi phổ biến kiến thức cho người chăn nuôi về tác hại của việc sử dụng trông nuôi trồng thủy sản, tăng cường công tác thanh – kiểm tra trông hoạt động nuôi trồng thủy sản của các cơ quan quản lý, …

Hiện nay, tại Trung tâm tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận với đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong việc phân tích định tính, định lượng các loại kháng sinh trong thực phẩm nói chung. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thử nghiệm kháng sinh trong thực phẩm. Vui lòng liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để được tư vấn và hướng dẫn. 

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

Địa chỉ: 04 Nguyễn Hội – P.Phú Trinh – TP.Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0252 3822390; 0252 3699699

Website: tdcbinhthuan.vn

Email: trungtamtdc.binhthuan@gmail.com

Thùy Linh

Bài viết cùng chuyên mục
Top