Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

Kiểm soát Dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản

09/04/2019 4052 lượt xem

 

Kiểm soát Dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản

Dư lượng kháng sinh (DLKS) là một trong những nguyên nhân của tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây tác hại đối với sức khỏe con người như dị ứng (penicillin là kháng sinh thường gây dị ứng nhất), nhất là trường hợp những người có cơ địa dị ứng với một loại thuốc nào đó; nổi mề đay, ban đỏ cũng thường gặp với DLKS sulfonamid. DLKS cũng gây ngộ độc, ví dụ cloramphenicol là loại kháng sinh cấm sử dụng trên thế giới do gây các dạng thiếu máu và ở một số trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến tử vong; một số thuốc như nitrofurans, quinoxalinedinoxides, nitroimidazoles nếu tích lũy do dùng lâu ngày có thể gây suy gan, suy thận thậm chí gây ung thư, đột biến gen. 

Một số thuốc thú y bị cấm hẳn không được có trong thực phẩm như thủy sản, thịt gia súc, gia cầm (chloramphenicol, malachite green và leuco malachite green, crystal violet và leuco crystal violet, nitrofurans, nitroimidazoles...) vì chúng đi vào cơ thể con người qua thực phẩm, tích lũy theo thời gian và gây hiện tượng lờn thuốc; không hiệu quả khi trị bệnh bằng kháng sinh. 

Việt Nam có diện tích nuôi trồng thủy sản tăng đều qua từng năm, từ năm1990, gần 500.000 ha đến nay đã hơn 1 triệu ha và sản lượng tăng lên hơn 54%, với hai sản phẩm chủ lực tôm và cá tra. Chúng ta hiện có 567 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như HACCP, GMP, SSOP; hàng trăm nhà máy đông lạnh đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU, nhiều nhà máy, vùng nuôi đạt chứng nhận tự nguyện như GlobalGAP, ASC, BAP, BRC, v.v...Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt hơn 6,7 tỷ USD, hơn 32 lần so năm 1990, trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. 

Tuy nhiên, tình hình nhiễm DLKS vẫn chưa được xử lý triệt để. Theo kết quả báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) ở 4 thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc thì Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu về số vụ bị từ chối  nhập khẩu sản phẩm thủy sản giai đoạn 2006-2010. Tính trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu thủy sản bị trả lại. 

Tuy NAFIQAD đã áp dụng các biện pháp kiểm soát tăng cường nhưng vẫn chưa cải thiện tình trạng lây nhiễm kháng sinh cấm có nguồn gốc từ khâu nuôi trồng, nhất là tôm (trong đó có những loại cấm sử dụng trong nuôi trồng từ trước như chloramphenicol, trifluralin). 

CFIA của Canada thống kê tình hình vi phạm dư lượng fluoroquinolones trong các lô hàng thủy sản nuôi của Việt Nam từ năm 2009 đến nay chưa có sự cải thiện. Nhóm kháng sinh này gồm flumequin, norfloxacin, enrofloxacin, ciprofloxacin, difloxacin, marbofloxacin, ofloxacin... 

DAFF của NAFIQAD đã phát hiện nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam nhiễm dư lượng fluoroquinolones chủ yếu là enrofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin trong cá fillet. Một số lô hàng tôm xuất khẩu qua Nhật Bản cũng nhiễm enrofloxacin. 

Description: phần mềm:Users:mbp:Desktop:Screen Shot 2019-07-01 at 09.33.13.pngHiện nay, phòng Thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL đã triển khai phân tích các dư lượng kháng sinh (chloramphenicol, malachite green và leuco malachite green, nitrofurans, nitroimidazoles, oxytetracycline,...)  trên thuỷ sản trên Sắc ký lỏng đa tứ cực LC/MS/MS với giới hạn phát hiện ở mức µg/kg, thời gian phân tích khá nhanh trong 1 ngày kể từ lúc nhận mẫu. Bên cạnh đó, phòng Thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL luôn di trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025; được Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường đánh giá chỉ định là phòng thử nghiệm Ngành Nông nghiệp & PTNN.

Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đội ngũ nhân viên phân tích, nhân viên lấy mẫu hiện trường được đào tạo chuyên nghiệp trên cơ sở đánh giá hàng năm qua các chương trình thử nghiệm thành thạo trong nước như VILAS, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục chăn nuôi, và các chương trình ngoài nước như: FAPAS,...Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuậncó năng lực mạnh, luôn đón đầu nhu cầu kiểm nghiệm của thị trường. Qua đó, giúp cho các Doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ được chất lượng sản phẩm đầu ra, nâng cao vị thế cạnh tranh về sản phẩm thủy sản của nước ta.

Hữu Tâm

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top