Kháng sinh hay trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
Chất kháng sinh thường được sử dụng trong quá trình chăn nuôi để phòng, trị bệnh cũng như kiểm soát chu kì sinh sản và nâng năng suất chăn nuôi. Việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến những tồn dư có hại tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Trường hợp nhẹ thường đối với những người có cơ địa dị ứng với một loại thuốc nào đó. Đặc biệt việc sử dụng một số loại kháng sinh như chloramphenicol (CAP) hiện đã bị cấm sử dụng trên thế giới gây ra các dạng thiếu máu, thậm chí dẫn đến tử vong. Các chất chuyển hoá Nitrofurans nếu tích luỹ lâu ngày có thể gây suy gan, thận…
Chất kháng sinh thường được sử dụng quá trình chăn nuôi
Hiện nay mỗi thị trường đều đã đưa ra những quy định về dư lượng chất kháng sinh trong thực phẩm và được kiểm soát rất nghiêm ngặt.
Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản cũng như các thực phẩm khác của Mỹ và các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc…đang tăng lên là một lợi thế rất lớn cho ngành thuỷ sản nói riêng và thực phẩm nói chung của chúng ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang còn diễn ra phức tạp, chi phí logistic tăng cao, một thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu là làm sao đảm bảo chất lượng tránh phải rơi vào trường hợp bị trả hàng. Do đó, kiểm soát dư lượng kháng sinh trong thực phẩm trước khi xuất khẩu là một bước chuẩn bị quan trọng cho lô hàng tung ra thị trường.
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận cung cấp các phương pháp kiểm nghiệm đa dạng để kiểm soát rủi ro về dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm. Mẫu sau khi được xử lý và chiết tách sẽ được phân tích trên các thiết bị phân tích hiện đại như LC-MS/MS, GC-MS/MS... Hiện nay, Phòng thử nghiệm của Trung tâm được chứng nhận – chỉ định từ tổ chức công nhận BoA và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường,… luôn sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu hàng hoá nông sản và thực phẩm./.
Hữu Tâm.