Gạo là sản phẩm thực phẩm sử dụng hàng ngày trong đời sống của người dân, là lương thực chính của gần một nửa dân số trên toàn thế giới. Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, tinh bột và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Kiểm nghiệm gạo là thủ tục để kiểm soát chất lượng cũng như bước đầu để thực hiện công bố chất lượng gạo để đưa sản phẩm được bày bán trên thị trường.
Kiểm nghiệm chất lượng gạo đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàngcủa người tiêu dùng đồng thời khẳng định uy tín và chất lượng gạo của đơn vị cung cấp.
Để nâng cao năng suất và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, người nông dân thường sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gạo và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vì vậy, gạo trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ cần phải được kiểm nghiệm chất lượng, an toàn theo quy định. Ngoài ra, việc kiểm nghiệm còn là bước bắt buộc khi doanh nghiệp tiến hành tự công bố sản phẩm để lưu hành trên thị trường đúng với quy định của pháp luật. Bên cạnh việc kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm lần đầu thì các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm nghiệm định kỳ theo quy định.
Tùy theo mục đích và yêu cầu, các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng gạo có thể bao gồm:
Chỉ tiêu cảm quan: Màu sắc, lượng tạp chất có trong gạo; mùi, vị, đánh bóng, kích thước hạt gạo, độ ẩm, mức xác của hạt gạo.
Chỉ tiêu hóa lý: Gồm các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng như: Tinh bột, đường, chất béo, Glucid, Chất xơ thực phẩm, Riboflavin, Thiamin, Acid pantothenic,…và các chỉ tiêu vitamin.
Chi tiêu vi sinh: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E. coli, Tổng số nấm men, nấm mốc, Cl.perfringens, S.aureus, B.cereus,… Hàm lượng độc tố vi nấm: Aflatoxin, Ochratoxin,…
Chỉ tiêu kim loại nặng: Hàm lượng chì (Pb); hàm lượng Cadimi (Cd); hàm lượng Asen (As),…
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Acehate, Chlorpyrifos, Glyphosate,…
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành một số quy định liên quan đến việc kiểm nghiệm công bố sản phẩm và giám sát đối với thực phẩm nói chung và với gạo trắng nói riêng, như:
- Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.
- QCVN 8-1:2011/BYT ngày 13/01/2011 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm”.
- QCVN 8-2:2011/BYT ngày 13/01/2011 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm”.
- QCVN 8-3:2012/BYT ngày 01/3/2012 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm”.
- TCVN 11888:2017 “Gạo trắng”.
Hiện nay, tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận, với đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại đã triển khai thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh và hóa học đối với các loại gạo, bao gồm gạo trắng, đáp ứng yêu cầu về công bố sản phẩm và giám sát định kỳ theo quy định. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thử nghiệm vui lòng liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để được tư vấn và hướng dẫn.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận
Địa chỉ: Khu dân cư Bắc Xuân An – P. Xuân An – TP. Phan Thiết – Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3822390 – 0908 700379
Website: tdcbinhthuan.vn
Email: trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Thuỳ Linh