Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM - ‘CHÌA KHÓA' GIÚP KIỂM SOÁT VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA

31/08/2023 551 lượt xem

Hoạt động thử nghiệm đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình triển khai hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. 

Ngày nay, thử nghiệm đóng vai trò quan trọng giúp nhà sản xuất cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, thử nghiệm là công cụ giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng ra thị trường.

Hoạt động thử nghiệm đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình triển khai hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thử nghiệm đó là chính sách xã hội hóa và cơ chế thừa nhận lẫn nhau. Cụ thể, xã hội hóa hoạt động đánh giá sự phù hợp trong đó có hoạt động thử nghiệm. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ, xây dựng phòng thử nghiệm và cùng tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm đã được thừa nhận sẽ được chấp nhận để phục vụ hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa mà không cần phải tiến hành thử nghiệm lại.

Cơ hội và thách thức

Hiện nay, hoạt động thử nghiệm có rất nhiều cơ hội đồng thời cũng gặp nhiều thách thức, trong đó, cơ hội từ các hiệp định thương mại: Các FTA thế hệ mới mở ra cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự nâng cấp chính mình, vươn lên những công đoạn có giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối toàn cầu.

Cơ hội từ chính sách: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới thúc đẩy phát triển trong nhiều lĩnh vực như: đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh các sản phẩm chủ lực; chiến lược phát triển công nghiệp, nông nghiệp, logistics và phát triển đô thị thông minh trong giai đoạn 2021- 2030. Có thể kể đến như: Quyết định 1137/QĐ-TTg năm 2017; Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam; Quyết định 1322/QĐ-TTg năm 2020 Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng SPHH; Quyết định 2667/QĐ-BKHCN năm 2022 Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2025.

Thách thức mà hoạt động thử nghiệm có thể gặp phải như việc tham gia các FTA thế hệ mới đem lại không ít thách thức. Các FTA thế hệ mới đặt ra quy định và yêu cầu khắt khe đối với các bên tham gia nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn và quy định khắt khe.

 Bên cạnh đó, thách thức từ các chính sách: Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu; Xây dựng năng lực tổ chức thử nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ việc đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa xuất khẩu; Đẩy mạnh cơ chế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp ở các cấp độ; Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và đánh giá sự phù hợp.

   

Ảnh minh họa.     

Khó khăn và bất cập trong hoạt động thử nghiệm

Hoạt động thử nghiệm bất cập từ việc cạnh tranh giữa các tổ chức thử nghiệm bao gồm cả việc cạnh tranh mang tính tích cực và cạnh tranh mang tính tiêu cực; Khó khăn liên quan đến áp lực phải cắt giảm chi phí và thời gian thử nghiệm, làm ảnh hưởng đến nguồn thu của các tổ chức thử nghiệm; Khó khăn liên quan đến cơ chế dẫn đến việc khó tuyển dụng, giữ chân các nhân sự có trình độ cao cũng như thử nghiệm viên giỏi và nhiều kinh nghiệm. Thu nhập cho người lao động trong các tổ chức thử nghiệm công lập còn thấp, chưa tạo được sức hấp dẫn.

Việc đầu tư trang thiết bị thử nghiệm còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Thời gian thực hiện các dự án còn kéo dài, khó bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ. Do sự thiếu hụt linh kiện cũng như tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới dẫn tới giá trang thiết bị thử nghiệm tăng cao; Khó khăn trong việc đảm bảo nguồn lực, duy trì năng lực của phòng thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn; Khó khăn trong việc lựa chọn và tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo có uy tín, đảm bảo chất lượng.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thử nghiệm

Thứ nhất là về cơ chế, chính sách: Đề xuất nghiên cứu, bố trí nguồn kinh phí cho việc đầu tư nâng cấp, đầu tư mới các trang thiết bị thử nghiệm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế; Kiến nghị các cơ quan quản lý có cơ chế chính sách đối với các đơn vị sự nghiệp nhằm giúp viên chức và người lao động yên tâm cống hiến phát huy hết khả năng cũng như có thể tuyển dụng và giữ được những nhân sự có trình độ cao, chuyên môn giỏi.

Thử nghiệm viên tiến hành thao tác phân tích mẫu

Thứ hai là về quản lý chất lượng: Kiến nghị các đơn vị tham gia hoạt động thử nghiệm thường xuyên rà soát, đảm bảo duy trì hệ thống quản lý chất lượng tuân thủ đúng các yêu cầu về năng lực của phòng thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn ISO/IEC 17025; Cần sử dụng nhân sự có năng lực phù hợp đối với từng vị trí chức năng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thử nghiệm. Bao gồm: các yêu cầu về giáo dục, trình độ chuyên môn, đào tạo, kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và kinh nghiệm.

Thường xuyên kiểm soát trang thiết bị, cơ sở vật chất và điều kiện môi trường phù hợp các yêu cầu của phương pháp thử nghiệm; Thường xuyên theo dõi, đảm bảo hiệu lực của các kết quả theo đúng quy trình, tích cực tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo phù hợp.

Thứ ba là nghiên cứu và phát triển: Tăng cường nghiên cứu, phát triển mở rộng dịch vụ thử nghiệm thành thạo đối với nhiều đối tượng và nhiều nhóm phép thử; Tăng cường nghiên cứu, phát triển nâng cao năng lực quản lý phòng thử nghiệm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua quá trình chuyển đổi số.

Thay đổi mô hình cũ, mô hình truyền thống sang nền tảng số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong các tổ chức thử nghiệm.

Thứ tư là hợp tác và liên kết: Kiến nghị các phòng thử nghiệm và đơn vị có liên quan tăng cường tổ chức các chương trình hợp tác, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn cũng như các chương trình thử nghiệm so sánh; Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo nâng cao nguồn lực trong việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ và kỹ thuật mới trong thử nghiệm. Phát triển, nâng cao năng lực phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế qua đó làm cơ sở kỹ thuật giúp sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam vượt qua hàng rào kỹ thuật trong thương mại và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Quốc Việt ST

Theo VietQ.vn

Bài viết cùng chuyên mục
Top