Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

DƯ LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẤT, NƯỚC, CÂY TRỒNG.

17/09/2020 3372 lượt xem

Đất là thành phần quan trọng của môi trường, là một tư liệu sản xuất đặc biệt mà tự nhiên đã ban tặng cho con người. Tuy nhiên, qua quá trình sản xuất nông nghiệp đất bị ô nhiễm một số kim loại hoặc lưỡng kim không mong muốn ví dụ như các chất cadimi, chì, đồng, kẽm và asen. 

Description: C:\Users\Sony\Desktop\thanhlong_5783e.jpgCadimi, chì và arsen là 3 chất độc và hầu như đã khẳng định là rất có hại cho sức khỏe của con người, vật nuôi. Còn các kim loại như đồng (Cu), kẽm (Zn) thường được gọi là các nguyên tố vi lượng có ích cho đời sống sinh vật nhưng nếu vượt qua một ngưỡng nào đó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ độc cho con người và vật nuôi. Những nguyên tố trên có thể được tìm thấy trong đất nông nghiệp và trong cây trồng có nguồn gốc khác nhau, có thể do bản chất tự nhiên, có thể do các hoạt động nhân sinh của con người.

Việc bón phân hóa học đã và đang cung cấp một lượng đáng kể kim loại nặng vào đất trồng, bởi lẽ Cadimi (Cd) tồn tại trong thành phần của phân bón chứa lân, Cu và Zn hoặc có sẵn trong thành phần của khoáng chất hoặc được đưa thêm vào như là một nguồn vi dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra phân thải từ chăn nuôi công nghiệp có thể chứa hàm lượng nhất định kim loại khác nhau (Cd, Cu, Zn). Hàm lượng kim loại trong phân này phụ thuộc vào thức ăn chính hoặc chất trộn cho gia súc. Đồng và kẽm là những thức ăn bổ sung phổ biến cho lợn, còn đối với Cd trong phân gà công nghiệp chứa một hàm lượng đáng kể so với các loại phân khác.Từ đó cho thấy kim loại nặng tồn tại trong phân nên hàm lượng trong đất trồng thường tăng theo thời gian. 

Mặt khác, kim loại nặng còn tích lũy một cách tự nhiên từ không khí và nước mưa, đặc biệt khi chúng có nguồn gốc từ các khu khai thác mỏ, khu công nghiệp hoặc ở các khu vực nông nghiệp thâm canh hoặc nước sông ở cuối dòng của các khu vực nói trên để tưới cho cây trồng bởi vì đây là những nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn kim loại.

Địa bàn tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khô và bán khô, do lượng mưa hạn chế, hàm lượng kim loại nặng không bị rửa trôi theo nước mưa mà thấm từ từ xuống các tầng dưới và tái tích tụ. Vì vậy, việc kiểm soát dư lượng kim loại nặng trong đất và nguồn nước tưới là việc cần phải thường xuyên làm, nhằm đảo bảo chất lượng sản phẩm nông sản nói riêng và tài nguyên môi trường đất, nước nói chung theo mục tiêu phát triển bền vững./.

 

Hữu Tâm

Bài viết cùng chuyên mục
Top