Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

22/05/2023 1779 lượt xem

Điện từ trường là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện, do các hạt mang điện sinh ra và là trường thống nhất của điện trường và từ trường. Điện từ trường phát sinh do nhiều loại máy móc, thiết bị cao tần và siêu cao tần đang sử dụng rộng rãi trong các ngành thông tin truyền thông, sản xuất điện, luyện kim và y học.

  • Các loại điện từ trường

        + Điện từ trường tần số thấp (công nghiệp) là sóng đện từ có tần số từ 50Hz – 60Hz phát sinh do cảm ứng tĩnh điện và điện từ từ các nguồn điện, đường dây tải điện và các thiết bị dùng điện.

       + Điện từ trường tần số cao (Radio) là sóng đện từ có tần số là điện từ trường có tần số từ 3KHz đến 300GHz. Con người không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận ngay được sự hiện diện của trường điện từ. Điện từ trường tần số cao thường có phát sinh từ ở các trạm điện, trạm biến áp, các trạm phát sóng, các thiết bị ngành viễn thông, Wifi, …

  • Tác động của điện từ trường đến sức khỏe

       Điện từ trường có tác dụng nguy hại đến cơ thể con người. Nguy hiểm ở chỗ là cơ thể con người không cảm nhận được sự tác dụng của điện từ trường. Mức độ tác động của điện từ trường đến cơ thể con người phụ thuộc vào năng lượng của bức xạ điện từ, chế độ làm việc của nguồn phát sinh, thời gian tác dụng (ngắt quãng hoặc liên tục), khoảng cách từ nguồn phát đến người tiếp xúc.

          Hai cơ quan nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ là hệ thống thần kinh trung ương và hệ tuần hoàn, chủ yếu là làm rối loạn hệ thần kinh, và rối loại hệ thống tim mạch. Các triệu chứng có thể gặp là: Mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ hoặc buồn ngủ nhiều, nóng nảy, hoặc suy nhược cơ thể. Ngoài ra theo các nghiên cứu, ô nhiễm điện từ trường còn gât ra các triệu chứng: Chậm mạch, giảm áp lực máu, đau tim, giảm khướu giác…

  • Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường tần số cao

        + Nhân viện vận hành trạm điện, trạm biến áp, các trạm phát sóng.

        + Nhân viên y tế vận hành các máy cộng hưởng từ MRI, thiết bị chụp X quang.

        + Nhân viên vận hành trạm điều khiển trung tâm bằng siêu máy tính, thiết bị viễn thông, …

        + Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng thường xuyên tiếp xúc với các nguồn điện từ trường phát sinh từ các thiết bị điện có công suất lớn, các thiết bị Wifi, smart phone.

 

  • Những biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của điện từ trường

       + Giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị phát sinh điện từ trường. Có hệ thống điều khiển từ xa khi cần thiết.

      + Che chắn các thiết bị điện, máy móc công nghiệp bằng vỏ kim loại có độ dẫn điện cao, và phải nối đất. Lưu ý, nối bằng dây ngắn, không cuộn tròn để tránh tạo dòng điện cảm ứng.

       + Mặc quần áo, đeo giày và găng tay bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với nguồn phát điện từ trường.

       + Tăng khoảng cách an toàn, bố trí thiết bị hợp lý. Tổ chức thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tăng cường kiểm tra môi trường và kiểm tra sức khỏe cho người lao động.

       Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành các quy định về mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tại nơi làm việc, trong đó bao gồm: Thông tư số 21/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn QCVN 21/2016/BYT Quy định mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc và Thông tư số 25/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn QCVN 25/2016/BYT Quy định mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc, theo đó quy định một số nội dung như sau:

      + Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với điện từ trường phải định kỳ đo, đánh giá điện từ trường tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.

      + Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật An toàn, vệ sinh lao động.

      + Nếu điện từ trường tại nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện Điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.

      Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công  nghệ đã được Sở Y tế Bình Thuận công bố đủ điều kiện thực hiện Quan trắc môi trường lao động và đã thực hiện Quan trắc môi trường lao động cho nhiều doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Với đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo chính xác, Trung tâm cam kết tuân thủ đầy đủ theo quy định và đảm bảo thời gian quan trắc nhanh nhất, hướng dẫn thủ tục nhanh chóng, đảm bảo mức chi phí hợp lý, đề xuất các kiến nghị tối ưu và phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đo kiểm môi trường lao động vui lòng liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để được tư vấn và hướng dẫn. 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

Địa chỉ: Khu dân cư Bắc Xuân An – P. Xuân An – TP. Phan Thiết – Bình Thuận

Điện thoại: 0252 3822390 – 0908 700379

Website: tdcbinhthuan.vn

Email: trungtamtdc.binhthuan@gmail.com

Trần Văn Anh Chung

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top