Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

01/03/2022 461 lượt xem

Ô nhiễm không khí là hiện tượng mà không khí bị nhiễm bẩn, có sự thay đổi các thành phần theo chiều hướng xấu đi hoặc khí lạ gây ảnh hưởng đến sức  khỏe con người và môi trường chung quanh.

Theo GS,TSKH Phạm Ngọc Ðăng (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam), những năm trở lại đây ở nước ta tình trạng môi trường không khí bị ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng do đang trong giai đoạn công nghiệp hóa. Các dự án đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp, thuộc lĩnh vực gia công, chế biến như: giấy, dệt nhuộm, thuộc da, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, nhiệt điện... ngày càng tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường làng nghề tiếp tục tăng. Hiện tại cả nước có khoảng 4.575 làng nghề, trong đó 1.951 làng nghề được công nhận, 47 làng nghề bị ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, chủ yếu là ô nhiễm về bụi, khí độc, hơi kim loại, mùi và tiếng ồn. Ngoài ra, ngành giao thông vận tải phát triển nhanh chóng, gây ra nguồn thải ô nhiễm không khí lớn.

/Users/mac/Desktop/rác.jpg          Nhiều địa phương vùng đồng bằng thường đốt chất thải sinh hoạt theo kiểu tự nhiên hoặc bằng các lò đốt công suất nhỏ, nhiệt độ đốt không đủ cao để đốt cháy vô cơ hóa các hóa chất độc hại, tác hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vào thời vụ thu hoạch nông nghiệp, chất lượng không khí tại một số địa phương có xu hướng suy giảm, nhất là vào ban đêm do hiện tượng đốt rơm rạ còn diễn ra phổ biến. Nhiều nơi, bụi mịn PM2.5 vượt trị số tiêu chuẩn cho phép gấp từ hai đến năm lần trong khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến một giờ sáng ngày hôm sau. Tại các đô thị lớn ở nước ta chủ yếu là ô nhiễm bụi (TSP, PM10, PM2.5) khá cao. Cụ thể như giá trị trung bình năm của bụi PM10, PM2.5 tại tất cả các trạm quan trắc không khí tự động của TP Hà Nội giai đoạn từ 2018 đến 2020 đều vượt trị số cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT gấp từ 1,1 đến 2,2 lần; số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức kém và xấu chiếm khoảng 30,5% tổng số ngày quan trắc.

Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, quan điểm quản lý chất lượng môi trường không khí là phải phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam; lấy phòng ngừa ô nhiễm là chính, kết hợp với xử lý, khắc phục ô nhiễm, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí chung quanh. Ngày 23/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1973/QÐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của kế hoạch là nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng môi trường không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải, giám sát chất lượng không khí chung quanh, cảnh báo, dự báo chất lượng không khí. Ðể thực hiện tốt kế hoạch đề ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương bổ sung, sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; xây dựng và ban hành quy định về quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục. Ngành tài nguyên và môi trường hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc môi trường không khí chung quanh tự động, liên tục; thiết lập các điểm quan trắc môi trường không khí theo quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí chung quanh. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí do các nguồn khí thải tại cụm công nghiệp, khu vực nông thôn, làng nghề; thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; triển khai các giải pháp hạn chế hoạt động đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích…

Các cơ quan chức năng cần tập trung kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm các nguồn thải ô nhiễm bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa công trình nhà cửa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải bụi phát sinh từ vận chuyển nguyên vật liệu rời; nguồn thải từ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp ở bên trong và chung quanh các đô thị. Ngành tài nguyên và môi trường cũng phối hợp các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người dân thực hiện các quy định và tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường không khí nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung tại nơi mình sinh sống…

          Hiên nay, Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL được công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2017, được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc, phân tích môi trường (mã hiệu  Vimcert 129)…, cùng với các trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quan trắc, phân tích môi trường.

Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

Khu dân cư Bắc Xuân An, P. Xuân An, TP. Phan Thiết, T. Bình Thuận

Điện thoại liên hệ: 0252. 3822390 – 0908700379.

HT.

Bài viết cùng chuyên mục
Top