Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

BÌNH THUẬN: KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUA SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

31/08/2023 155 lượt xem

Sáng 22/8/2023, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bình Thuận đã tổ chức hội nghị về việc xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho hai sản phẩm đặc trưng của tỉnh là trái thanh long và nước mắm Phan Thiết.

Hội nghị đã thu hút sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến sản xuất và kinh doanh hai sản phẩm này trên địa bàn tỉnh nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao giá trị và uy tín của thương hiệu chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho trái thanh long, chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

 

Ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở KH & CN phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh: Nhãn hiệu “Bình Thuận Dragon Fruit, hình” đã được bảo hộ tại 13 nước tại Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, cùng đó bảo hộ nhãn hiệu “PHAN THIẾT NƯỚC MẮM – FISHSAUCE & hình” tại 3 nước: Hoa Kỳ, Thái Lan và Campuchia. Toàn tỉnh cũng đã có 38 nhãn hiệu cộng đồng được bảo hộ sở hữu trí tuệ, gồm 30 nhãn hiệu tập thể và 8 nhãn hiệu chứng nhận; cùng 76 sản phẩm đạt sao OCOP. Đây là những thương hiệu được người tiêu dùng trong, ngoài nước ưa chuộng, thuận tiện cho phát triển thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý còn gặp nhiều khó khăn, như hàng nhái, hàng giả, rào cản thương mại, thiếu thông tin quản lý và truy xuất nguồn gốc. Điều này ảnh hưởng đến uy tín và giá trị của các sản phẩm địa phương. Do đó, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng để khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

Tại hội nghị, các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp về ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại, khai thác tài sản trí tuệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong quản lý và phát triển các sản phẩm OCOP. Các chuyên gia cũng đã hướng dẫn các doanh nghiệp về cách đăng ký và sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do.

Cần định hướng hỗ trợ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP ở Bình Thuận.

Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh được giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đây cũng là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển thương hiệu và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp Bình Thuận.

Thành Tín ST

Theo doanhnghiephoinhap.vn

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top