Hotline: 0252 3822390 - 0908700379 trungtamtdc.binhthuan@gmail.com
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

SỬ DỤNG TRẤU LÀM CHẤT MANG MỚI TRONG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH

23/07/2021 513 lượt xem

Nhóm tác giả của Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã nghiên cứu sử dụng vỏ trấu thành chất mang mới, để sản xuất các chế phẩm vi sinh, sử dụng trong nông nghiệp và xử lý môi trường.

Hiện nay, phần lớn các chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp và xử lý môi trường, được sản xuất ở các dạng lỏng, bột để phun xịt hoặc rải vào đất. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, ngoài việc lựa chọn các chủng vi sinh vật có hoạt lực tốt và tính thích nghi cao, thì chất mang (dùng để cố định vi sinh vật) cũng phải thích hợp để bảo vệ vi sinh vật tồn tạo và phát triển trong giai đoạn đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nguồn chất mang còn phải dễ kiếm, giá thành rẻ để giảm chi phí sản xuất sản phẩm. Chất mang thường được dùng là các hợp chất có nguồn gốc vô cơ (bột vỏ sò, phosphorite, apatite,…), hay các chất có nguồn gốc hữu cơ (than bùn, bã mía, phế phụ phẩm nông nghiệp,…) có diện tích bề mặt riêng lớn và thân thiện với môi trường.

Trong đó, trấu là loại phụ phẩm nông nghiệp dễ kiếm, rẻ tiền, có nhiều ở nước ta. Khi trấu được nhiệt phân thành than sinh học (biochar), sẽ tạo ra nhiều cấu trúc lỗ xốp và diện tích bề mặt lớn, là nơi trú ngụ và bảo vệ sinh vật khỏi tác động bất lợi của môi trường như tia tử ngoại, vi sinh vật bản địa trong giai đoạn đầu áp dụng vào đất,…

C

Chế phẩm vi sinh TRICHO – Biochar. Ảnh: NNC

nhóm tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng “Nghiên cứu khả năng cố định nấm Trichoderma spp. và vi khuẩn Bacillus subtilis trên nền chất mang than sinh học từ trấu phục vụ sản xuất chế phẩm vi sinh”.

Thử nghiệm các chế phẩm vi sinh trên rau cải xanhTrong đó, Trichoderma spp. là nguồn tài nguyên quan trọng trọng cho ngành công nghệ sinh học vì khả năng tiết ra một lượng lớn các enzyme như cellulolytic, hemicellulotic,... Một số loài Trichoderma spp. còn có khả năng chống tại tuyến trùng, côn trùng và một số bệnh trên cây trồng. Còn Bacillus subtilis là vi khuẩn gram dương hình que, đóng vai trò chính trong quá trình khoáng hóa các vật liệu có nguồn gốc thực vật, mùn, thuốc trừ sâu và hydrocarbon trong đất. Chúng bao gồm nhiều chất kháng sinh, enzyme, acidamin; là tác nhân thúc đẩy tăng trưởng thực vật, sản xuất các loại kháng sinh, phân bón, thuốc trừ sâu sinh học,….

Theo đó, biochar từ vỏ trấu được sản xuất bằng lò đốt yếm khí, tiếp tục xử lý để có độ pH từ 9 – 11, về trung tính 6-8. Sau đó, cố định nấm Trichoderma spp. và vi khuẩn Bacillus subtilis (từ bộ sưu tập vi sinh vật của Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM) lên biochar, phối trộn thêm biochar trấu khô, bột bắp. Khi độ ẩm cuối cùng của sản phẩm đạt 20 -25%, thu được các chế phẩm vi sinh TRICHO – Biochar và BACI – Biochar.

Thử nghiệm các chế phẩm vi sinh trên rau cải xanh. Ảnh: NNC

Thử nghiệm chế phẩm TRICHO – Biochar trên cây cải xanh, so sánh với cây đối chứng (không dùng chế phẩm) cho kết quả, đường kính lá cao hơn gần 10cm, số lượng lá/cây nhiều hơn 6 – 7 lá, chiều cao cây hơn 7 - 8cm, khối lượng/cây cao gần gấp đôi. Ngoài ra, so sánh trên cây cải dùng TRICHO – Biochar với chế phẩm nấm Trichoderma spp. BIMA® (do Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM sản xuất, sử dụng chất mang là bột bắp, phối trộn với vỏ cà phê) cho thấy, đường kính lá cao hơn gần 8cm, số lượng lá/cây nhiều hơn 4 - 5 lá, chiều cao cây hơn 1 - 2cm, khối lượng tươi/cây cao hơn (60g).

Đối với chế phẩm BACI – Biochar thử nghiệm trên cây cải xanh, cũng cho các chỉ số như chiều cao, năng suất đều cao hơn so với đối chứng và chế phẩm khác trên thị trường, tương tự như TRICHO – Biochar. Ngoài ra, đất sau khi trồng cây sử dụng hai chế phẩm trên đều có mật độ nấm và vi khuẩn cao hơn (khoảng 2 lần) khi sử dụng các chế phẩm khác. Điều này chứng tỏ chất mang biochar trấu giúp lưu giữ vi nấm, vi khuẩn tốt hơn.

Đề tài đã được Sở KH&CN TPHCM triển khai trong năm qua và có thể chuyển giao quy trình công nghệ cho các đơn vị sản xuất chế phẩm vi sinh.

 

Kiều Anh

 

Bài viết cùng chuyên mục
  • CHẾ TẠO CẢM BIẾN ĐO PH TRONG NƯỚC MƯA

    Nhóm tác giả ở Trung tâm Nghiên cứu triển khai thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM đã nghiên cứu, thiết kế và chế cảm biến đo pH, có thể ứng dụng trong việc xây dựng các trạm quan trắc nước mưa tự động.
  • ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT HỖ TRỢ CHO VIỆC TRỒNG TRỌT HIỆU QUẢ

    Kiểm tra, phân tích đất để xác định hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất trước khi bắt đầu một mùa vụ là bước quan trọng đầu tiên mà bất cứ nhà nông hay nhà nghiên cứu về nông nghiệp nào cũng cần phải làm. Từ đó có cơ sở để đưa ra kế hoạch bón phân tối ưu cho từng giai đoạn của các loại cây trồng. Bên cạnh đó cũng giúp người nông dân quản lý tốt dinh dưỡng có trong đất, tạo môi trường sống lý tưởng cho cây trồng phát triển đạt năng suất cao.
  • HƠN 4.000 HÓA CHẤT NGUY HIỂM CÓ TRONG CÁC SẢN PHẨM NHỰA

    Sau một năm rà soát các báo cáo và cơ sở dữ liệu quản lý của nhiều quốc gia, nhóm nghiên cứu do Hội đồng nghiên cứu Na Uy tài trợ đã biên soạn danh sách hơn 16.000 hóa chất xuất hiện trong các sản phẩm nhựa bao gồm cả nguyên liệu thô và chất phụ gia, chẳng hạn như chất ổn định và chất tạo màu.
  • NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN LƯU Ý VỀ THỜI HẠN SỬ DỤNG THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP

    Đóng hộp là cách tuyệt vời để kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, nhưng cụ thể từng loại đồ hộp để được bao lâu lại là điều khiến nhiều người tiêu dùng băn khoăn.
  • MÀNG LỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ NẤM CÓ THỂ GIÚP DỌN SẠCH VẾT DẦU LOANG

    Khi cần dọn sạch vết dầu loang trên biển, tốt nhất nên sử dụng loại vật liệu có thể tách dầu khỏi nước biển để đạt hiệu quả cao. Mới đây, các nhà khoa học đã tạo ra một loại màng lọc hữu cơ mới có nguồn gốc từ nấm sò, có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ này. Công trình nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Journal of Materials Chemistry gần đây.
  • AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

    Làm việc trong không gian hạn chế là một trong những công việc vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tỉ lệ tai nạn lao động cao nhất. Hằng năm có rất nhiều người lao động bị thương và thiệt mạng khi làm việc trong không gian làm việc hạn chế. Ước tính chỉ có khoảng 60% các trường hợp rủi ro được cứu hộ.
  • TẠI SAO PHẢI HIỆU CHUẨN CÂN ĐỊNH KỲ

    Hiệu chuẩn cân định kỳ được thực hiện bởi một đơn vị có uy tín và được công nhận sẽ mang lại những lợi ích
  • KÝ HIỆU TRÊN SẢN PHẨM LÀM BẰNG NHỰA PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ AN TOÀN

    Nhựa là một loại chất liệu nhân tạo được tạo ra thông qua quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất chai, đồ gia dụng và đồ chơi. Với tính chất nhẹ và chắc chắn, nhựa có thể được đúc thành nhiều hình dạng và độ dày khác nhau.
Top